Ngày 7 tháng 4
Thánh Phêrô NGUYỄN VĂN LỰU
Linh mục
(1812 - 1861)


Hy Sinh V́ Sứ Vụ

Đọc lại toàn bộ lịch sử thời tử đạo Việt Nam, hầu như trong bất cứ cuộc tử đạo nào cũng thấy bóng dáng một linh mục bản quốc. Dầu hoàn cảnh khó khăn hiểm nguy, các vị đă can đảm hiện diện, hoặc hóa trang vào thăm giáo hữu ở trong tù, ban bí tích ḥa giải và trao Ḿnh Thánh Chúa, hoặc ít ra kín đáo đón các tín hữu bị đưa ra pháp trường và bí mật giải tội cho họ. Linh mục Phêrô Nguyễn văn Lựu là trường hợp tiêu biểu cho sự kiện này. Cha bị bắt đang khi lẻn vào làm việc mục vụ trong ngục.

Mục Tử Săn Sóc Đoàn Chiên

Phêrô Nguyễn văn Lựu sinh năm 1812 tại G̣ Vấp, Gia Định (Sàig̣n). Lớn lên cậu dâng ḿnh cho Chúa, vào chủng viện và được gởi đi học ở Pénang, rồi được thụ phong linh mục. Cha được bổ nhiệm phụ trách nhiều giáo xứ như Mặc Bắc, Sa Đéc, Mỹ Tho... Cha thực thi nhiệm vụ một cách rất chu đáo. Cha chú tâm nhiều đến việc giảng dạy giáo lư, quan tâm đến từng gia đ́nh trong xứ đạo, thường xuyên thăm viếng khuyên bảo họ. Các giáo hữu quư mến và sẵn sàng nghe theo lời của cha, ngay cả khi bị cha khiển trách lỗi lầm của họ. Cha Lựu chỉ mắc một tật nhỏ, nhưng đă bỏ được. V́ gặp gỡ giao thiệp với dân đồng bằng Cửu Long, cha thường hay uống rượu với họ. Một hôm đang đi trên thuyền, cha mời linh mục Thuyết ở thuyền khác qua làm vài “xị”, nhưng vị này nhất mực từ chối: “Tôi không uống v́ nhiều lư do, uống rượu vừa tốn kém, vừa mất tỉnh táo, lại chẳng phải là gương tốt cho tín hữu”. Ngay lúc đó cha Lựu ném chai rượu xuống sông và nói: “Từ ngày hôm nay tôi không uống nữa”. Và cha đă trung thành giữ lời hứa đó.

Đầu năm 1853, cha Lựu thoát chết một cách may mắn. Khi đó, cha đang là cha sở họ Mặc Bắc và vừa được bổ nhiệm đến nơi khác, th́ quan trấn phủ Vĩnh Long, theo mật báo đến vây bắt cha. Cha Philipphê Phan văn Minh và ông trùm Giuse Lựu bị bắt thế mạng.

Năm 1860, cha Phêrô Lựu đang phụ trách xứ Ba Gióng, th́ có lệnh quan trấn bắt tất cả những tín hữu có tên tuổi ở Xoài Mút và Ba Gióng (gần Mỹ Thơ) đưa về giam tập trung ở tỉnh. V́ thương anh em bổn đạo, cha thường cải trang vào thăm viếng, ủy lạo. Các tín hữu coi cha như thiên thần Chúa gởi đến đem cho họ lương thực Thánh Thể, ân sủng và b́nh an. Để thực hiện điều này, có lúc cha phải bỏ tiền mua chuộc lính canh và thận trọng lời nói với cấp trên của họ.

Gương Sáng Trong Ngục Tối

Tháng 12 năm 1860, một hôm trong lúc đang gặp các tín hữu trong tù, vô t́nh cha để một lá thư ch́a ra miệng túi áo. Viên quan thanh tra trại giam đi qua trông thấy liền ra lệnh bắt giam. Biết không thể giấu được nữa, cha liền nhận ḿnh là linh mục. Thế là cha được chia sẻ đ̣n đánh, tra khảo, dọa nạt chung với các tín hữu của ḿnh. Từ nay cha không chỉ an ủi, động viên anh em bằng lời nói suông nữa, mà bằng chính mẫu gương cuộc đời của ḿnh: Bất chấp mọi đau đớn sỉ nhục, nhất quyết giữ vững niềm tin, chứ không bỏ đạo. Các quan bắt cha xuất giáo, cha trả lời:

“Đạo đă thấm nhập trong xương trong tủy, tôi làm sao bỏ được. Vả lại một người giáo hữu thường một thầy giảng c̣n không có quyền bỏ đạo, huống nữa tôi đây là đạo trưởng”.

Nhận thấy mọi h́nh khổ đều vô ích, quan tỉnh Mỹ Tho liền lên án trảm quyết cha. Ngày 7.4.1861, quân lính dẫn vị chứng nhân đức tin ra khỏi cửa thành độ một cây số, rồi chém cha ngay bên vệ đường. Viên đao phủ v́ mê tín, sợ người chết nhập vào ḿnh, nên vừa chém xong liền quăng dao chạy trốn.

Thi hài vị tử đạo được các tín hữu thu lại đem về an táng chung với gông cùm và một chiếc b́nh đất vấy máu ngài. Về sau hài cốt của cha được dời đến đặt tại bàn thờ chính ở thánh đường Mỹ Tho. Năm 1960, hài cốt ngài lại được cải táng về nhà thờ chính ṭa Sàig̣n.

Ngày 2.5.1909, Đức Thánh Cha Piô X đă suy tôn cha Phêrô Nguyễn văn Lựu lên bậc Chân Phước.